Bài đăng

ĐỐI NHÂN XỬ THẾ

Cách đối xử rất hay với những người ghét mình   Trong một ngôi chùa cũ nát, sau khi tiểu đệ tử cứ phàn nàn than vãn hoài không ngớt, vị lão hòa thượng hỏi một câu đã giúp cậu bừng tỉnh: “Chăn bông sưởi ấm cho người hay là người sưởi ấm cho chăn bông?” Trong một ngôi chùa cũ nát, tiểu hòa thượng chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong cái chùa nhỏ bé này chỉ có hai hòa thượng chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang.Họ cho chúng ta tiền hương khói càng ngày càng ít đến thê thảm”. Tiểu hòa thượng nói tiếp: “Hôm nay con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không có một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn thành một ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông vang xa không ngớt như Sư Phụ nói, con e là không thể”. Lão hòa thượng khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe, tiểu hòa thượng cứ nói và cằn nhằn liên miên… C

THUẬT XỬ THẾ...

Hình ảnh
10 thuật xử thế đơn giản của người xưa mà bạn nên học hỏi   Tuy tựa đề đều là thuật xử thế của người xưa, nhưng cả 10 cách đối nhân xử thế dưới đây đều thuộc về khẩu nghiệp – nguyên tắc thứ ba trong lục hòa của Đạo Phật : đó là Khẩu hoà vô tránh : Hoà đồng trên nguyên tắc Ngôn luận. Khẩu hoà vô tránh: Nguyên tắc thứ 3 này có nghĩa là “Hoà đồng trên nguyên tắc Ngôn luận”; luôn dùng lời ái ngữ dễ mến, tạo niềm tin yêu thật sự cho người nghe: “Không nói lời lọc lừa mà lời nói thành thật; không nói lời thêu dệt mà nói lời ngay thẳng; không nói lời hung ác mà nói lời từ ái; không nói lời gây chia rẽ và hận thù mà nói lời mang ý nghĩa xây dựng và hoà giải;…”; không gây rạn nứt, sứt mẻ mối thâm giao tình cảm đối với những pháp lữ, đồng môn cả trước mặt lẫn sau lưng,… để tạo thành tương thân, tương ái, tương kính và hoà hợp lẫn nhau, nhất trí không tranh luận; ngoài ra, với ý nghĩa của Pháp hoà này, Đức Phật còn dạy về nguyên tắc để dập tắt sự tranh cải (Thất pháp diệt tránh) một c

BA ĐIỀU GIÁ TRỊ :>

Hình ảnh
3 Điều Giá Trị Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được: Thời gian Lời nói Cơ hội Ba điều trong đời không được đánh mất: Sự thanh thản Hy vọng Lòng trung thực Ba thứ có giá trị nhất trong đời: Tình yêu Lòng tự tin Bạn bè Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được: Giấc mơ Thành công Tài sản Ba điều làm nên giá trị một con người: Siêng năng Chân thành Thành đạt Ba điều trong đời làm hỏng một con người: Rượu Lòng tự cao. Sự giận dữ. VA

BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ...

Hình ảnh
Bí quyết trường thọ thật đơn giản: Sống chân thật, giúp người khác nhiều nhất có thể… Cụ bà Gladys Hooper thọ 113 tuổi đã từng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, từ đại chiến thế giới lần thứ 1 đến đại chiến lần 2. Cụ đã từng là người Anh thọ nhất. Ở tuổi 112, cụ từng nói rằng cảm thấy bản thân không khác gì so với khi 70 tuổi. Tuổi thọ và sức khỏe của cụ thật khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Bí quyết trường thọ và khỏe mạnh cho đến gần cuối đời của cụ Hooper là gì? Câu trả lời thực ra lại rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nghĩ tới và thực hiện được. Hãy cùng xem nhé! 1. Không ăn thực phẩm có chất bảo quản Cụ Gladys Hooper từ nhỏ đã sống ở một tiểu nông trường của nước Anh, mỗi ngày gần như đều ăn những thức ăn tươi sạch như bánh mì, thịt, sữa bò. Cuộc sống mặc dù đơn sơ giản dị, song cũng là mơ ước của nhiều người. Cơ thể người tự nhiên không thích hợp với các loại hóa chất, tránh được càng nhiều càng tốt. 2. Chỉ uống nước trắng, nước trái cây Nếu như chỉ cần

SỐNG ĐẸP

Hình ảnh
Một chuyện nghẹn ngào về lòng tự trọng Một nữ sinh viên nghèo khó từ chối suất học bổng 500.000 đồng/tháng từ những người hảo tâm, em xin nhường cho những bạn nghèo hơn. Vài ngày trước đây, rất nhiều người trong chúng ta đã rưng rưng xúc động và cảm phục ông nông dân Lê Hảo ở Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã đem trả 152 triệu đồng tiền huyện bồi thường nhầm với lý do: “Không phải của mình thì trả lại”. Và đây, lại một câu chuyện đẹp nữa về lòng tự trọng của con người. Trên trang mạng xã hội facebook của mình, nhà văn Nguyễn Đông Thức kể lại, nhóm “Mô tô học bổng” đem sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm đến học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa của anh và nhà văn Đoàn Thạch Biền 3 năm nay đã gặp rất nhiều những câu chuyện cảm động. Gần đây, khi đến trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, trong 30 sinh viên nghèo mà nhà trường giới thiệu, nhóm từ thiện đã chọn ra 5 bạn để trợ giúp. Nhà văn viết: “Gọi điện thoại cho 5 cháu sinh viên khó khăn của trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, tất cả đều mừng rỡ khi

PHẨM CÁCH CAO QUÝ...

Hình ảnh
Phẩm cách cao quý để tu sửa và hoàn thiện bản thân Có người nói rằng, cuộc sống thực chất là một quá trình tu sửa và hoàn thiện bản thân. Vậy đâu là những tiêu chuẩn cần có của một phẩm cách cao quý? Hãy cùng xem 6 điều dưới đây nhé! Phẩm cách thứ nhất: Nhận sai Mọi người thường không muốn thừa nhận sự sai lầm của bản thân. Phàm tất cả mọi thứ đều là lỗi của người khác, trong thực tế, không thừa nhận sai lầm bản thân mới chính là “sai lầm”. Khi bạn thừa nhận mình sai, bạn sẽ không mất đi thứ gì, trái lại điều đó còn cho thấy bạn là một người rất độ lượng. Học cách thừa nhận sai lầm là một điều hết sức tốt đẹp để tu tâm dưỡng tính. Phẩm cách thứ hai: Dịu dàng Răng người thì cứng, lưỡi thì mềm mại. Vậy mà khi đến cuối cuộc đời, răng sẽ rơi hết nhưng lưỡi thì vẫn còn. Do đó chúng ta cần sống nhẹ nhàng mềm mỏng thì cuộc sống mới có thể lâu dài. Khi bạn có một trái tim dịu dàng, đó mới chính bước tiến lớn nhất của tu tâm. Cuộc sống mới càng hạnh phúc hơn, trường tồn hơn. Phẩm